CÁCH BẢO QUẢN NỘI THẤT BỀN ĐẸP NHƯ MỚI
Đã bao lâu rồi bạn không vệ sinh đồ nội thất trong nhà?
Và đã bao lâu rồi bạn không sắp xếp lại đồ nội thất để tránh nắng, mưa và các thiết bị tạo nhiệt?
Đừng chần chừ mà hãy tham khảo ngay những bí quyết sau để chăm sóc và bảo quản những món đồ nội thất của bạn luôn bền đẹp, như mới.
Mỗi nội thất đều sở hữu chất liệu khác nhau. Vì thế bạn không thể chỉ áp dụng một cách thức chung để vệ sinh cho tất cả các món đồ nội thất trong nhà. Những hướng dẫn chi tiết sau đây sẽ giúp bạn nắm được các lưu ý cơ bản khi vệ sinh định kỳ nội thất.
Nội thất gỗ
Khi có vết bẩn tràn trên bề mặt gỗ, cần lau ngay lập tức bằng khăn khô. Dùng nước lau chuyên dụng, chỉ phun trên bề mặt với lượng nhất định và lau theo vòng tròn. Bạn nên lau bằng dầu bóng thường xuyên cho đồ gỗ để tăng độ bảo vệ, tạo một bề mặt luôn bóng mới, không bị bám bụi, chống trầy xước.
Nội thất da
Làm sạch đồ da bằng dung dịch chuyên dùng, lau nhẹ nhàng bằng một miếng vải, mềm và sạch. Bạn cũng có thể dùng bàn chải nhỏ gắn vào máy hút bụi. Nếu làm đổ chất lỏng thì ngay lập tức dùng khăn thấm và tránh lau chùi.
Nội thất vải, nỉ
Hút bụi trên bề mặt và các ngóc ngách sản phẩm định kỳ thường xuyên. Bạn nên sử dụng dịch vụ giặt khô để định kỳ hàng quý để đảm bảo độ đàn hồi của nội thất.
Nội thất kim loại
Vệ sinh định kỳ bằng khăn khô và đánh bóng khung kim loại bằng các chất chuyên dùng. Đối với linh phụ kiện như phuộc nâng hạ, bạn cần lau sạch bằng dầu máy và cho ít dầu nhớt xoay tròn và chống gỉ sét.
Lưu ý, dung dịch lau chùi chuyên dụng cần đáp ứng các tiêu chí sau:
- Đảm bảo an toàn với người dùng.
- Không gây kích ứng da.
- Khả năng làm sạch vượt trội, dễ dàng loại bỏ các vết bẩn lâu ngày.
- Không gây trầy xước, hỏng bề mặt hay làm bay màu, mòn bề mặt nội thất.
- Thân thiện với môi trường. Không gây mùi khó chịu.
Ngoài ra, hạn chế tận dụng quần áo cũ làm giẻ lau, nhất là những loại vải thô ráp và khó hút nước, dễ làm trầy xước, chưa kể đến những chiếc cúc áo và khó có thể làm hư hỏng món đồ bất cứ lúc nào.
Tránh những tác nhân gây nhiệt và nhiễm nước nắng, mưa, độ ẩm, nhiệt từ bếp hay thiết bị khác là những tác nhân ngoại cảnh dễ khiến nội thất hư hỏng và kém bền. Vì vậy, bạn cần sắp xếp các đồ nội thất khoa học, hợp lý. Có thể kết hợp rèm cửa và kính chống tia cực tím cho cửa sổ và cửa chính.
Ngoài ra, bạn có thể sắp xếp các đồ nội thất không quay hướng về ánh sáng đầu ngày và cuối ngày. Những chú ý khác bạn cần xem xét khi bảo quản đồ nội thất
Chọn lựa vị trí đặt cây cảnh cách xa đồ nội thất một khoảng nhất định để đảm bảo khi tưới nước, đồ nội thất không gây ảnh hưởng. Không tự ý thay đổi kết cấu, hình dáng nội thất để tránh các mối hở.